Trong cuộc chạy đua này hai dòng tảo nước ta được chú ý nhiều nhất là Nannochloris còn gọi là Nannochloropsis sinh sống trong vùng biển mặn và Botryococcus trong môi trường ao hồ nước ngọt, chưa kể nhiều loài khuê tảo và lục tảo khác.
Từ các năm 1980 đã có cuộc “lội ngược dòng” nhằm đưa nhiên liệu sinh học trở về vai trò căn bản sau khi đã đánh mất vào thời phát triển dầu mỏ trong các năm 1920. Châu Âu có tốc độ phát triển biodiesel nhanh nhất với quy trình sản xuất từ hột cải dầu Brassica napus. Tận dụng ưu thế nhiệt đới, vùng Đông Nam Á nhận được nhiều nguồn đầu tư vào nhiên liệu sinh học; trong đó 3 nước Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia sử dụng các loại dầu cọ, Philippin cũng như Trung Quốc và Ấn Độ chọn loại dầu của cây đậu cọc rào (còn gọi cây dầu mè) Jatropha curcas. Trái lại, các tập đoàn dầu khí không đầu tư sản xuất biodiesel từ cây trồng trên cạn mà nhắm vào các loài rong tảo, đặc biệt vào nhóm tảo phù du - phytoplankton - vốn có cấu trúc tế bào đơn giản, tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh và hàm lượng chất béo lại rất lớn. Người ta gọi phong trào đầu tư này bằng câu nói “từ algae đến oilgae”.
Thực tế khai thác cho thấy mỗi hecta đất trồng cải dầu chỉ sản xuất được 1.100 lít biodiesel, đậu cọc rào được 1.590 lít, dừa được 2.670 lít và cây cọ được 5.980 lít. Rõ ràng không thể dựa vào nhóm cây trồng trên cạn để đạt đến các chỉ tiêu thay thế dầu mỏ, cho dù giá nhiên liệu sinh học hiện nay còn cao, nhu cầu tiêu thụ cũng đã tăng mạnh trong mấy năm gần đây - chủ yếu để pha trộn vào dầu mỏ nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường. Nhiều bang của Mỹ đã có luật quy định pha trộn tối thiểu ở mức 2%, tại 25 nước châu Âu là 5,75% trong năm 2010 và ở Ấn Độ dự kiến thay thế 50% nhiên liệu dầu mỏ vào năm 2030.
Ba kỹ thuật chìa khóa cho công nghệ sản xuất dầu tảo nhằm tăng nhanh sản lượng biodiesel và hạ thấp giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với nhiên liệu dầu mỏ là nâng cao hàm lượng chất béo từ 15 - 30% trong điều kiện tự nhiên lên 75 - 85% trọng lượng khô của tảo thông qua hoạt động của enzyme chuyển hóa acetyl - CoA carboxylase, thu hoạch hiệu quả tảo phù du trên các mặt nước bằng bơm hút ly tâm và trích ly hiệu suất cao dầu tảo bằng khí carbonic ở áp suất tới hạn. Hiện nay vùng dự án được chú ý nhất là vịnh Thái Lan và vùng Nam Biển Đông, nơi có nhiệt độ nóng ấm và giàu chất dinh dưỡng.
Từ các năm 1980 đã có cuộc “lội ngược dòng” nhằm đưa nhiên liệu sinh học trở về vai trò căn bản sau khi đã đánh mất vào thời phát triển dầu mỏ trong các năm 1920. Châu Âu có tốc độ phát triển biodiesel nhanh nhất với quy trình sản xuất từ hột cải dầu Brassica napus. Tận dụng ưu thế nhiệt đới, vùng Đông Nam Á nhận được nhiều nguồn đầu tư vào nhiên liệu sinh học; trong đó 3 nước Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia sử dụng các loại dầu cọ, Philippin cũng như Trung Quốc và Ấn Độ chọn loại dầu của cây đậu cọc rào (còn gọi cây dầu mè) Jatropha curcas. Trái lại, các tập đoàn dầu khí không đầu tư sản xuất biodiesel từ cây trồng trên cạn mà nhắm vào các loài rong tảo, đặc biệt vào nhóm tảo phù du - phytoplankton - vốn có cấu trúc tế bào đơn giản, tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh và hàm lượng chất béo lại rất lớn. Người ta gọi phong trào đầu tư này bằng câu nói “từ algae đến oilgae”.
Thực tế khai thác cho thấy mỗi hecta đất trồng cải dầu chỉ sản xuất được 1.100 lít biodiesel, đậu cọc rào được 1.590 lít, dừa được 2.670 lít và cây cọ được 5.980 lít. Rõ ràng không thể dựa vào nhóm cây trồng trên cạn để đạt đến các chỉ tiêu thay thế dầu mỏ, cho dù giá nhiên liệu sinh học hiện nay còn cao, nhu cầu tiêu thụ cũng đã tăng mạnh trong mấy năm gần đây - chủ yếu để pha trộn vào dầu mỏ nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường. Nhiều bang của Mỹ đã có luật quy định pha trộn tối thiểu ở mức 2%, tại 25 nước châu Âu là 5,75% trong năm 2010 và ở Ấn Độ dự kiến thay thế 50% nhiên liệu dầu mỏ vào năm 2030.
Ba kỹ thuật chìa khóa cho công nghệ sản xuất dầu tảo nhằm tăng nhanh sản lượng biodiesel và hạ thấp giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với nhiên liệu dầu mỏ là nâng cao hàm lượng chất béo từ 15 - 30% trong điều kiện tự nhiên lên 75 - 85% trọng lượng khô của tảo thông qua hoạt động của enzyme chuyển hóa acetyl - CoA carboxylase, thu hoạch hiệu quả tảo phù du trên các mặt nước bằng bơm hút ly tâm và trích ly hiệu suất cao dầu tảo bằng khí carbonic ở áp suất tới hạn. Hiện nay vùng dự án được chú ý nhất là vịnh Thái Lan và vùng Nam Biển Đông, nơi có nhiệt độ nóng ấm và giàu chất dinh dưỡng.
Theo báo Khoa học Phổ thông, 8/09/2006